Lịch sử Cao Lạng

Tỉnh Cao Lạng được hình thành theo nghị quyết của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 27 tháng 12 năm 1975 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Cao BằngLạng Sơn.[1]

Tỉnh Cao Lạng chính thức được hợp nhất từ tháng 12 năm 1976, với dân số 871.000 người và diện tích là 13.781 km².[2]

Tỉnh Cao Lạng bao gồm 2 thị xã Cao BằngLạng Sơn, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Cao Bằng[3], không bao gồm huyện Đình Lập khi ấy thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Cuối năm 1978, GDP của tỉnh Cao Lạng đạt 383 triệu đồng, trong đó giá trị sản lượng nông-lâm nghiệp đạt 120 triệu đồng, sản lượng lương thực đạt 114 nghìn tấn.[4]

Tháng 5 năm 1977, Đài Phát thanh Cao Lạng đã được khởi công xây dựng tại Cao Bằng. Ngày 2 tháng 9 năm 1977, Đài Phát thanh Cao Lạng chính thức phát sóng chương trình đầu tiên, trên 2 làn sóng điện 48m và 312m, gồm 4 thứ tiếng: Việt, TàyNùng, Mông, Dao.[5]

Tỉnh Cao Lạng có 20 đơn vị hành chính gồm: thị xã Cao Bằng (tỉnh lỵ), thị xã Lạng Sơn, thị trấn Tĩnh Túc và 18 huyện: Bắc Sơn, Bảo Lạc, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Hà Quảng, Hòa An, Hữu Lũng, Lộc Bình, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Tràng Định, Trùng Khánh, Văn Lãng, Văn Quan.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI ra nghị quyết chia tỉnh Cao Lạng để tái lập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn. Cùng năm này, chuyển 2 huyện Ngân Sơn, Chợ Rã (nay là huyện Ba Bể) của tỉnh Bắc Thái về tỉnh Cao Bằng quản lý (từ năm 1996, hai huyện này trở về với tỉnh Bắc Kạn) và chuyển huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh về tỉnh Lạng Sơn quản lý: